Hiến pháp Thái Lan
Hiến pháp Thái Lan

Hiến pháp Thái Lan

'Hiến pháp Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: รัฐธรรมนูญแห่งราชอาณาจักรไทย; RTGS: Rattha Thammanun Haeng Ratcha Anachak Thai) là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất tại Thái Lan. Bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan là bản hiến pháp năm 1932, hay còn được gọi là Hiến pháp Vương quốc Siêm 1932.Cuộc đảo chính thay đổi chế độ từ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến năm 1932 hay còn gọi cách mạng 1932, đã thông qua bản Hiến pháp dân chủ, làm lên cuộc đảo chính không đổ máu. Vua Rama VII đã tuyên bố "quyền lực cao nhất của đất nước thuộc về mọi người dân"."[1]:p.25Kể từ năm 1932 Thái Lan đã nhiều lần sửa đổi hoặc thay mới hoàn toàn Hiến pháp sau mỗi cuộc đảo chính quân sự, tính tới năm 2007 có 16 lần (chưa kể hiến pháp lâm thời) thay đổi Hiến pháp[2].Sau mỗi cuộc đảo chính thành công chính quyền quân sự lại bác bỏ Hiến pháp hiện hành và ban hành mới.Tất cá các bản Hiến pháp đều là chế độ quân chủ lập hiến, nhưng thực tế là sự phân chia quyền lực của các cơ quan chính phủ. Hầu hết quy định hệ thống nghị viện, nhưng một số trường hợp là chế độ độc tài. Quyền hạn trực tiếp của Quốc vương cũng được thay đổi đáng kể.Bản Hiến pháp hiện hành là bản hiến pháp lâm thời 2014 của chính quyền quân sự Prayuth Chan-ocha đã lật đổ chế độ dân sự Yingluck Shinawatra, thay thế bản Hiến pháp 2007 thông qua cuộc trưng cầu dân ý.Hiến pháp năm 1997 được xem là bản Hiến pháp dân chủ và được gọi là "Hiến pháp của Nhân dân", được coi là bước ngoặt trong sự tham gia của công chúng việc soạn thảo cũng như bản chất dân chủ trong báo chí. Các thành viên của Hạ viện phục vụ nhiệm kỳ bốn năm, trong khi thượng nghị sĩ phục vụ nhiệm kỳ sáu năm. Hiến pháp Nhân dân 1997 cũng thúc đẩy quyền con người nhiều hơn bất kỳ hiến pháp khác.